Cụ Trần Hữu Vinh, tức Hữu
Chế, thuỵ Ngang Tàng tiên sinh thần vị. Sinh vào giờ Mão ngày 14 tháng 8 năm
Tân Hợi (1831), mất ngày mùng 5 tháng tư năm Kỉ Dậu (1903), thọ 73 tuổi. Cụ là
con trai thứ 3 cụ Trần Hữu Tiễn, huý Cẩn Trực và cụ Đặng Thị Cái hiệu Từ Tuyên. Cụ Hữu Tiễn sớm theo đường học
vấn, đọc rộng bách gia chi sử, xem khắp tứ thư ngũ kinh, nho khoa thi trúng đệ
nhị trường, mở lớp dậy học ở bản thôn và thôn Đông Ngàn, đệ tử hơn năm chục người,
duy Nguyễn Căn Bích ở Đông Ngàn thi đỗ tú tài. Nguyên được Từ tổ sư truyền thụ
Diệu quyết cầu tự và Đại la bí chỉ, sau đem ra thực hành, khó mà kể hết từng điều.
Nói về y, thì chữa trước được cho gia đình bệnh cấp, bệnh hoãn. Bàn về số, thì
đoán biết được cho vận mệnh điều dữ, điều lành. Người đương thời gọi cụ là tiên
tử Đại la, là tôn sư Biện lí.
Sáu người con trai một con trai nuôi của cụ Hữu Tiễn đều sớm được cha dậy dỗ, ăn học nhưng chỉ có cụ Hữu Vinh là theo nghiệp “ sách đèn” của cha. Vốn có tư chất thông minh, chăm chỉ, chịu khó, lại được sinh ra trong gia đình “thầy đồ” nên cụ đã nhanh chóng được học và trang bị cho mình những kiến thức khá bách khoa về cả nho học, y học, lý học cũng như về văn chương. Cụ tiếp tục mở lớp dậy học, các môn đệ Nho lí học nghiệp hơn năm mươi người và đã được Triều Đại Nam (1820-1840) phong tước Thập Lý Hầu (là một trong hai Thập lý hầu của họ ta).
Bình sinh buổi đầu chu du trải qua núi cao, sông rộng, danh lam thắng đại, xúc cảnh sinh tình cụ đều có ngâm thơ vịnh nhưng không chép lại hết. Hiện một số đôi câu đối hay với ý nghĩa sâu sắc của cụ còn được lưu giữ.
Tại từ đường bản tộc có hai đôi:
Đông A diên phả hệ vạn đại vân
nhưng, Nam hướng sảng môn đình, ức niên hương hỏa.
(Đông A dài phả hệ, muôn thủa sinh
sôi, Nam hướng thoáng môn đình, triệu năm hương hỏa)
Đôi
cấu đối này hiện nay vẫn được lưu truyền tại nhà thờ họ.
Phát nguyên kí hữu Phương Đình xã,
Phần phái tương truyền Vĩnh Hựu niên
(Chia mạch truyền từ năm Vĩnh Hựu,
Phát nguyên đã có xã Phương Đình)
Tại bản gia từ đường có một đôi:
Tiến tân kịch thiết vô điền niện, Tế
tẩm đa hoài hữu miếu tư.
(Dâng cơm mới băn khoăn không có ruộng,
Cúng Tổ tiên, mong mỏi có nhà thờ)
Với phòng khách nhà mình có bốn đôi:
Nhật nhàn sơn thủy di chân tính, Dạ
thính cầm thư ích trí thần
(Ngày nhàn sông núi vui chân tính,
Đêm lắng cầm thư ích trí thần)
Mỗi tồn phúc địa lưu ngô hữu, Đãn bả
như điền dị hậu canh.
(Cứ dành đất phúc đời ta có, chỉ để
ruộng văn con cháu cày)
Kình thiên lang thụ vô tà ảnh, Xuất
địa liên hoa bất nhiễm nê
(Chọc trời cao mọc không nghiêng
bóng, xuyên đất sen lên chẳng nhuốm bùn)
Xước ước quế chi hoa thượng hạ,
lung linh đường thủy nguyệt cao đê.
(Duyên dáng cành đưa hoa trên dưới,
lung linh ao dọi nguyệt thấp cao)
Và khi mệnh chung để lại một đôi:
Sinh tiền thiết truy thành vô ích, Tử
hậu do truyền hạnh hữu văn.
(Sống để thầm lo thật vô ích, Chết
rồi may được tiếng còn truyền)
Đọc, nghiền ngẫm các câu đối ý nghiã sâu sắc của cụ, chúng ta tự hào về các vị tiền nhân dòng tộc và cũng thấy trách nhiệm của các thế hệ con cháu.
Vào tuổi lục tuần, suy ngẫm những điều răn dạy trong kinh thư, kinh dịch, nghĩ
tới Gia phả dòng họ - được ông nội và cha của cụ đã dày công sức biên soạn - đã bị kẻ
cướp lấy mất cùng gia sản, cụ đã quyết phải tiếp tục việc viết Phả - một công việc mà ông cha
đã làm. Cụ đã “thận trọng, tỷ mỷ, tìm hiểu,
nghiên cứu cho thật rõ ràng, đi đến từ đường của các chi lớn, chi nhỏ, chọn lấy
sách vở ghi chép của chi Giáp, chi Ất, chi Bính, tìm hiểu thế thứ đủ cả dòng
đích dòng thứ. Xem xét thật kỹ càng, tìm hiểu thật đầy đủ, suy nghĩ, nghiền ngẫm
để nắm bắt lấy. Trên thì trên trăm năm khi cha già còn sống có ghi chép trong bạ
tịch, dưới thì trong khoảng 40 năm khi khôn lớn có được những điều mắt thấy tai
nghe. Lại tìm hiểu tra cứu rộng khắp các nơi, tham khảo hỏi han đủ mọi chỗ để
truy tìm đến nguồn đến ngọn. Đem những điều mình biết được soạn thành Gia phả”.
Cùng với việc viết Phả, cụ đã viết Bài tự – một bài viết rất sâu sắc về vai trò
quan trọng của Phả với dòng tộc, về trách nhiệm của thế hệ đương thời với các
thế hệ con cháu. Bài Tự chứa đựng rất nhiều thông tin quý về quá trình làm Phả,
về gia tôn vọng tộc. Cuối Bài tự, cụ mong muốn các thế hệ con cháu phải luôn ghi
nhớ công đức Tổ tiên, tiếp tục công việc viết phả, “...làm theo việc ta làm, hãy thêm hoa vào gấm, hãy chắp sừng cho rắn… bồi đắp
thêm cho cội nguồn…”, "Con cháu hãy gắng lên!" (xem toàn văn Bài tự tại https://hotranhoangxa.blogspot.com/2018/06/loi-tua-gia-pha-do-cu-to-tran-huu-vinh.html)
Những đôi câu đối cụ viết, Gia
phả dòng tộc cụ biên soạn cùng với Bài tự cụ viết năm 1877 là một những tài
sản vô giá của họ Trần Hoàng Xá. Là con cháu Trần tộc, chúng ta hãy cùng nhau thực
hiện những điều răn dạy của cụ!
Ghi chép theo tư liệu
dòng họ.
05/3/2020
Trần Hữu Thành
Trần Hữu Thành