Hôm nay ngày rằm tháng Chạp năm Kỷ
Mão (tức là ngày 21/1/2000), tại thôn Hoàng xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hoà,
tỉnh Hà Tây, họ Trần Hoàng xá ta cùng họp tại từ đường của cả họ để ôn lại
truyền thống dòng tộc. Lời đề dẫn này xin được dựa vào chúc thư của các cụ tổ
đời thứ 9 Trần Quang Huy (Chi Giáp), Trần Hữu Vinh (Chi Ất). Bức di khảo của cụ
tổ Trần Hữu Vinh (tức Hữu Chế - cụ được Triều Đại Nam ….(1820-1840) phong tước
hầu: Thập Lý Hầu) viết: “chúc thư, khảo cảo (của họ ta) bị bọn cướp cướp mất
cả” (những chữ để trong ngoặc kép là trích nguyên văn của bức di khảo của cụ
Trần Hữu Vinh) “nên ta thưa với anh trai ta” (tức cụ thưa với cụ tổ Trần Quang
Huy- chi Giáp) “rằng: phải viết phả” mà”viết phả thì phải viết việc lớn, nói
những đầu mối quan trọng”. “Người ta gốc ở tổ, tổ thì phải dựa vào phả”.“đến
khi Hiển Khảo ta (cha ta - tức là cụ tổ Trần Trọng Tiễn, đời thứ 8, cùng đời
với cụ tổ Trần Quang Giám (chi Giáp) sinh ra đã có thiên tư, thi đậu nhị
trường” và những “tộc phả, gia thư tự tay viết”. Nên anh em ta “ mừng thầm gốc
rễ, tạm yêu, nối trước, mở sau”. Thế mà “ nào ngờ” lại xẩy ra “trộm hung, cướp
dữ”, “tư trang mất đi quá nửa” “ Ký phả tan tác gấp đôi”. Than ôi, mất mát quá
lớn không có thể lấy gì mà bù đắp được!
Tôi đến nay (tức cụ tổ Trần Hữu Vinh) tuổi đã “
tứ tuần”, có hồng phúc mà được “ tam đại đồng đường” nên đã đi đến Đại tôn,
Tiểu tôn từ đường lấy đủ Giáp Chi, Ất Chi thực lạc. “ Song do những biến thiên
của thời cuộc nên tổ tiên ta chỉ còn ghi được các bậc bề trên có hơn 100 năm,
còn khoảng hơn 40 năm trở lại đây, thì anh em ta đã từng thấy, từng nghe. Do
vậy, ta phải “ nghiên cứu rộng, sâu, nhiều đường tham khảo; từ cành đến cội, dò
mạch, tìm nguồn” để “viết thành phả này”.
Đoạn trên đây cho họ ta hôm nay thấy
được công trình của tổ tiên ta công phu biết nhường nào. Do không có đủ tài
liệu để viết phả nên khi viết về cụ tổ đời thứ 1, tổ tiên ta chỉ dùng từ
“Thượng Thượng tổ” chứ không dùng từ “Thuỷ tổ” hay “ Khởi tổ”.
Bức di khảo của cụ tổ Trần Hữu Vinh,
sau khi đã được cụ tổ anh là Trần Quang Huy cho phép, viết tiếp: “ nhớ thủa Đông
A xưa, cũng là một vọng tộc” có từ trước khi có tên xã, tổng Phương Đình, họ ta
vẫn chỉ có một nhà thờ, đến nay vẫn do Trần Quang Mạch thờ phụng. (Ghi chú:
Trần Quang Mạch là con trai Trần Quang Thiêm; Cụ Mạch đã có một con trai, đặt
tên là Trần Quang Bách; Trần Quang Thiêm là anh ruột Trần Quang Huy), nhưng bất
hạnh thay Trần Quang Thiêm chưa qua đời thì con trai (Mạch) và cháu đích tôn
(Bách) đều lần lượt về nơi chín suối; (Biết không thể có con để nối dõi, Thiêm
đã uỷ nhiệm cho em là Huy, kế trưởng.)
Tiếp theo bức di khảo, Trần Hữu Vinh
đau đớn viết: “rồi đến thời Vĩnh Hựu (1735-1740), tình cốt nhục thân thẳng mà
coi như thù địch, nên nhà cửa cách chia, có tẩm đường riêng biệt”.“ Rồi đến
thời Thiệu Trị (1841-1847), cả họ tề tựu ở nhà thờ, cùng lý phụng thờ, hai nhà
hợp tế”. “ Chi Giáp Trần Quang (Huy) là trưởng, Chi Ất “ Trần Hữu Quyền (Quyên)
là trưởng” song “ thể hành chả được mấy” đã “ nhanh chóng bị phân liệu”. “ Mãi
đến thời Tự đức” (1848-1883) “ lại hợp
tại bản đường “để “ ngược dòng mà tìm nguồn” “để khuyên nhủ cháu con, xét cho
rõ ngọn nguồn, mà biết điều sau trước, trăm ngàn ngày như một, cho mãi đến muôn
năm”.
Hôm nay, họ ta rước tổ về nhà thờ
mới sửa sang xong, cùng nhau ôn lại truyền thống dòng tộc, thấm thía lới răn
dạy của tiền liệt, xin kính thành vâng lời, mong tổ tiên chứng giám.
Họ Trần – Hoàng xá