Nhà thờ họ còn gọi là nhà thờ Chi Giáp (Chi Trần Trên) thờ
cụ Thuỷ tổ Trần Phúc Nhân, ngày giỗ 13/8, cụ Thứ tổ Trần Phúc Lương, ngày giỗ
10/3, cụ Tổ Chi Giáp Trần Phúc Thịnh, ngày giỗ 25/7.
Trong quá khứ, do anh em bất hòa, nên đã hai lần chia tách rồi lại hợp tụ
nhà thờ.
Vào đời vua Vĩnh Hựu (1735-1740), chẳng còn là tình nghĩa, họ hàng thân thích
ruột thịt lại nhìn nhau như kẻ hằn thù, ai nấy chia riêng chi phái, ai nấy lập
riêng ra từ đường. Đến khỏang thời Thiệu Trị (1841-1847), từ đường hai chi lại
hợp làm một. Cả họ tụ họp tại từ đường nhà ông Trần Quyền. Thế nhưng chẳng được
bao lâu thì lại thôi không hợp nữa. Khoảng năm thứ tư, năm thứ năm đời vua Tự
Đức (1848-1883), hai từ đường lại một lần nữa hoà hợp với nhau ở từ đường nhà
Trần Quyền. Hàng năm hai mùa xuân thu, đặt ra thành điều lệ, mỗi kỳ đến ngày tế
lễ, phải sắm sửa một cái lễ trị giá độ một quan tiền, hễ khi có việc vui mừng
chúc tụng thì phải sắm một cái lễ trị giá độ ba quan tiền. Các loại đồ lễ sắm
sửa đủ đem đến lễ ở từ đường do Trần Quang Mạch trông nom thờ cúng.
Nhà thờ họ Trần được xây dựng năm 1845, ở trung tâm của làng và gần nhà thờ Chi Ất hiện tại, qua nhiều đời nguyên là một nhà thờ to của làng Hoàng Xá. Nhà thờ gỗ 3 gian, theo kết cấu cổ truyền, lợp ngói, được lát gỗ lim bao phủ ngoài tường xây, phía ngoài hiên là "củng", bên trong có buồng để ở.
Đến đời thứ 12, Trưởng họ là cụ Trần Quang Xưởng. Vào khoảng năm 1920-1930,
cụ Quang Xưởng đã bán nhà thờ họ cho cụ Bá Vấn – người hàng xóm - một người
giàu có và có quyền lực ở làng, sau đó mua mảnh đất khác để làm nhà ở và rước
Tổ về thờ (mảnh đất nhỏ sau nhà thờ họ Đỗ Đặng). Nhiều người nói cụ Xưởng bán
nhà thờ để mua chức Lý Trưởng ở làng.
Đời thứ 13, Trưởng họ Trần là cụ Trần Quang Sắc (con trai trưởng của cụ
Quang Xưởng). Cụ Sắc có một con trai Trần Quang
Khải là liệt sĩ. Sau khi Cụ bà Trần Quang Sắc qua đời, năm Kỷ Mão (2000) họ lập
ông Trần Quang Điển (đời thứ 14) con trai trưởng của cụ Trần Quang Tố (em ruột
của cụ Trần Quang Sắc) làm trưởng họ. Sau khi ký văn bản thỏa thuận giữa họ với
gia đình ông Điển về việc sử dụng 03 gian nhà để lễ Tổ, vào ngày Rằm tháng Chạp
năm Kỷ Mão (tức là ngày 23 tháng 1 năm 2000) Họ ta đã tiến hành rước Tổ về thờ
tại nhà ông Trần Quang Điển.
Trong nhiều thập kỷ nhà thờ họ chỉ là những ngôi nhà nhỏ bé. Nơi thờ cúng
còn nhiều hạn chế, chưa xứng tầm là nhà thờ của một dòng họ lớn. Đối với con
cháu Trần Tộc, đây là điều ngẫm suy, trăn trở trong nhiều năm.
Đầu năm 2014, một tiền đề quan trọng để xây dựng nhà thờ họ đã được mở ra.
Phần đất xây dựng nhà thờ đã được ông Trưởng chi Ất Trần Hữu Dụng cùng các con
Trần Hữu Du, Trần Hữu Hòa, Trần Hữu Hiệp, Trần Hữu Dụ và toàn thể bà con chi Ất
cung tiến. Đồng thời họ cũng đã quyết định mua thêm gần 70 m2 để
có mặt tiền khang trang cho nhà thờ.
Ngày 02/10/2014 tức 09/9 năm Giáp Ngọ, được sự đồng lòng của toàn thể thành viên, họ ta đã khởi công xây dựng nhà thờ.
Ngày 02/10/2014 tức 09/9 năm Giáp Ngọ, được sự đồng lòng của toàn thể thành viên, họ ta đã khởi công xây dựng nhà thờ.
Sau 9 tháng xây dựng, nhà thờ họ mới to, đẹp, khang trang đã được hoàn
thành. Nhà thờ mới có quy mô 3 gian diện tích 86m2, kết cấu bê tông
giả gỗ theo kiến trúc nhà gỗ cổ truyền dân tộc. Kèm theo hệ thống các công
trình phụ trợ đồng bộ: nhà phục vụ 34 m2, sân gần 200m2,
cuốn thư, cột lửa, non bộ, cột cờ, cổng, tường bao, vườn hoa, cây cảnh.
Ban chính (ở gian giữa) thờ cụ Thủy Tổ Trần Phúc Nhân, cụ Thủy Tổ Tỷ Đặng
Thị Từ Tâm, cụ Thứ Tổ Trần Phúc Lương, cụ Thứ Tổ Tỷ Nguyễn Thị Từ An.
Ban bên phải thờ Tổ chi Giáp và nhà Trưởng.
Ban bên trái là Ban thờ Hậu.
Ngày rước Tổ về nhà thờ mới: 25/6 năm Ất Mùi
Ngày khánh thành:
20/9/2015, tức 08/8 năm Ất Mùi
Tổng kinh phí
trên:
1.665 triệu đồng
Thiết
kế :
Kiến trức sư Bùi Minh Thi
Đội trưởng thi
công :
Ông Nguyễn Mạnh Thắng
Toàn thể con cháu, nội ngoại Trần Tộc đã thành tâm đóng góp kinh phí, công đức
tiền, của, công sức để công trình nhà thờ họ nhanh chóng hoàn thành.
Số tiền đóng góp :
319.000.000 đồng
Số tiền công
đức :
1.463.750.000 đồng
Tổng số tiền đóng góp và công đức : 1.782.275.000 đồng
Những thành viên trong họ đã trực tiếp, tích cực tham gia trong việc xây dựng
nhà thờ:
1. Cụ Trần Ngọc Chấn -
đời thứ 13, Chủ tịch Hội đồng Gia tộc
2. Cụ Trần Hữu Hợp - đời
thứ 13, Phó Chủ tịch Hội đồng Gia tộc
3. Ông Trần Quang Điển -
đời thứ 14, Trưởng họ
4. Ông Trần Hữu Dụng -
đời thứ 14 (con cụ Trần Hữu Mẫn)
5. Ông Trần Ngọc Hùng -
đời thứ 14 (con cụ Trần Hữu Tèo)
6. Ông Trần Hữu Lợi - đời
thứ 14 (con cụ Trần Hữu Tài)
7. Ông Trần Hữu Thành (A)
- đời thứ 14 (con cụ Trần Hữu Đĩnh)
8. Ông Trần Hữu Thành (B)
- đời thứ 14 (con cụ Trần Hữu Thọ)
9. Ông Trần Mạnh Sơn -
đời thứ 14 (con cụ Trần Hữu Bùng)
1 Cháu Trần Quang Vượng - đời thứ 15 (con
ông Trần Quang Viễn)
Cháu Trần Hữu Du – đời
thứ 15, Trưởng chi Ất (con ông Trần Hữu Dụng)
1 Cháu Trần Ngọc Hân - đời thứ 16 (con anh Trần Hữu Hoan)
Để lưu lại thông tin xây dựng nhà thờ mới cho các thế hệ con cháu, hai bia đá
đã được dựng ở bên phải, bên trái của hiên nhà thờ. Bên phải là Bia Công trình
xây dựng nhà thờ họ. Bên trái là Bia lưu danh công đức xây dựng nhà hờ họ Trần
Hoàng Xá năm 2014-2016.
Nhà thờ mới thờ cụ Thủy Tổ to đẹp đàng hoàng là tâm niệm, là mong ước của bao thế hệ con cháu Trần tộc nay đã thành hiện thực. Hạnh phúc đó thật to lớn.
Nhà thờ mới thờ cụ Thủy Tổ to đẹp đàng hoàng là tâm niệm, là mong ước của bao thế hệ con cháu Trần tộc nay đã thành hiện thực. Hạnh phúc đó thật to lớn.
Trần Hữu Thành