Do cụ Tổ Trần
Hữu Vinh đời thứ 9 viết, cụ Trần Hữu Oánh đời thứ 12 viết bổ sung.
1. ĐỜI THỨ NHẤT, THỨ HAI:
Khởi tổ: Phúc Nhân, sinh con trưởng là: Phúc
Lương
-
Phúc
Lương sinh con trai trưởng là Phúc Thịnh, trai thứ Phúc Độ
-
Phúc
Thịnh thừa tự. Từ đường hiện nay do Quang Xưởng thờ phụng.
2.
ĐỜI
THỨ BA:
Phân
tổ: Phúc Độ sinh con trai trưởng Phúc Chân, trai thứ Phúc Hoàn.
Phúc Hoàn chẳng may không người thừa tự.
3. ĐỜI THỨ BỐN:
Cao tổ: Phúc Chân sinh con trai trưởng là
Thuần Chất, trai thứ là Phúc Ân.
Thuần
Chất thừa tự. Từ đường hiện nay do Trần Hữu Tài thờ phụng.
4. ĐỜI THỨ NĂM:
Phân tổ: Phúc Ân sinh con trai trưởng là Phúc
Chính, trai thứ Đức Nghiệp.
Phân chi của tổ Đức
Nghiệp. Từ đường hiện nay do Hữu Khương
thờ phụng.
5. ĐỜI THỨ SÁU:
Cao tổ: Phúc Chính sinh con trai trưởng là Ôn
Chất, trai thứ là Ôn Từ. Ôn Chất thừa tự. Từ đường hiện nay do Hữu Thi thờ
phụng.
6.
ĐỜI
THỨ BẢY :
Phân tổ: Ôn Từ sinh hạ 6 trai là: Trai
Trưởng: Trọng Diễn, Thứ: Trọng Tiễn, Trọng Tộ, Trọng Trường, Trọng Niên, Trọng Thọ
Trưởng Diễn không có con
trai nối dõi. Trọng Tiễn thừa tự, chăm nom hương hoả.
7. ĐỜI THỨ TÁM :
Cao tổ: Trọng Tiễn sinh hạ được 6 trai:
Trưởng Huấn, Trọng Vị,
Trọng Chế, Trọng Hoành (Hồng?), Trọng Quân và con út Trọng Thẩn.
Trọng Huấn và Trọng Vị
không có con thừa kế. Trọng Chế thừa tự trông nom hương hoả.
8. ĐỜI THỨ CHÍN :
Tằng tổ: Trần Trọng Chế sinh bốn con trai là
Trưởng Thất, Trọng Vũ, Trọng Thần và út Trọng Cung. Ai nấy đều có chức nghiệp,
sinh con để cháu rất phồn thịnh.
9.
ĐỜI
THỨ MƯỜI :
Bà vợ cả của Tằng tổ là người họ Dương, sinh
Trưởng Thất và Trọng Vũ. Trọng Vũ không may không có người kế nghiệp.
10.
ĐỜI
THỨ MƯỜI MỘT :
Ông nội Trưởng Thất sinh ra con trưởng là Hữu
Huệ. Ông Hữu Huệ sinh được 4 con trai. Từ đường hiện nay do Trần Hữu Oánh trông
nom hương hoả.
Ông Chú là Cung sinh được 5 con trai, con
trưởng là Hữu Phú. Hữu Phú sinh được 4 con trai, con trai trưởng là Trần Hữu
Tích trông nom hương hoả.
Bà vợ thứ của Tằng tổ là bà họ Cát, sinh con
lớn là Thần, con thứ là Cung. Con trưởng sinh ra ông trưởng Uyển. Trưởng Uyển
sinh trưởng Thái. Trưởng Thái sinh được 5 con trai, hiện nay phân ra các chi
nhánh. Bà họ Cát vợ thứ của Tằng tổ còn có nhà thờ do cháu trưởng là Trần Hữu
Ẩm thờ phụng.
********************************************
Biểu
đồ (có biểu đồ kèm theo) không thể diễn đạt hết được ý nghĩa, phải ghi lại để
nói cho rõ. Họ Đông A (tức họ Trần) ta, từ xưa vốn là một dòng họ lớn, sách vở
ghi chép tên tuổi còn để lại tiếng thơm. Truyện ở Phương Đình có họ Trần gặp
được vận lành, trong thời thịnh trị, thuần phong đôn hậu, cảnh tượng thái hoà,
tổ phụ bá thúc, huynh đệ tử tôn đều là dân của vua, sống trên đất của nhà vua,
được đức vua che chở, thật đúng là do trời phú cho, phong tục cổ kính hồn
nhiên. Gia đình hiếu thảo hữu ái, nền nếp nhân nghĩa kính ái, ngày càng dày
thêm, từ một gốc sinh ra muôn cành ngàn lá. Thời buổi ấy, thế cuộc ấy, nay nhìn
thấy, nay nghe thấy, năm tháng xa đi, vật đổi sao rời, vận hội thăng trầm, khí
số thịnh suy, như viên ngọc quý có chỗ vết nho nhỏ, như cây gỗ tốt có chỗ mục
nhỏ. Nghe lời kể lại, việc xẩy vào đời vua Vĩnh Hựu, chẳng phải là tình nghĩa,
họ hàng thân thích ruột thịt lại nhìn nhau như kẻ hằn thù, ai nấy chia riêng ra
chi phái, ai nấy lập nghiệp riêng ra từ đường. (Các cụ ta ngày trước kể rằng,
từ đời cụ tổ Phúc Độ, tiên tổ phụ huynh vốn thờ chung trong một từ đường ở nhà
Trần Quang Mạch, sau đó anh em bất hoà với nhau, bèn lập ra từ đường riêng ai nấy thờ cúng). Rút cục tiếng tăm để
lại, một bầu tâm sự từ nay trở về sau còn trời còn đất là vậy. Vì thế đến
khoảng thời Thiệu Trị (1740-1747), từ đường đôi chi lại hợp làm một. (Cả họ tụ
tập tại từ đường nhà ông Quyền). Trộm nghĩ, công ơn tổ tiên ngày xưa mưa tính
có lẽ do oan trái gì ngày trước. Hai ngôi từ đường cùng thờ phụng tổ tiên, nay
hợp lại để cúng tế, thế nhưng chẳng được bao lâu thì lại thôi không hợp nữa.
Than ôi! lòng người như thế như thế, ai oán lẽ trời chẳng hay chẳng hay. Thóc
đem vào cối xay, vải đem đi may áo, cần phải suy nghĩ sâu xa đến ngọn nguồn.
Nước có nguồn, cây có gốc, cần phải suy nghĩ lẽ đó. Ngày tháng lại dần trôi
qua, cho đến khoảng năm thứ tư thứ năm đời vua Tự Đức (1848-1883), hai từ đường
lại một lần nữa hoà hợp với nhau ở từ đường nhà Trần Quyền. Có được ngày nay,
lại nhớ đến ngày xưa, lòng hối hận thúc đẩy phải làm việc thiện, truy tìm lại
nguồn ngọn cành lá, hàng năm hai mùa xuân thu, đặt ra thành điều lệ tế lễ. (Mỗi
kỳ đến ngày tế lễ, phải sắm sửa một cái lễ trị giá độ một quan tiền, hễ khi có
việc vui mừng chúc tụng thì phải sắm một cái lễ trị giá độ ba quan tiền). Các
loại đồ lễ, sắm sửa đủ đem đến lễ ở từ đường (từ đường do Trần Quang Mạch trông
nom thờ cúng). Phải nhớ đến công đức của tổ tiên từ xưa để lo đền đáp, con
người ta có nguồn gốc từ tổ tiên, được lễ nghĩa sắp xếp theo dòng phái, giống
như nước có nguồn, cây có gốc. Con cháu các ngươi đời sau hãy nhớ đến công đức
của tổ tiên ta, tinh thần anh linh của các vị còn mãi như ngày xưa, muôn đời
không thay đổi, vạn đại vẫn như thấy còn đó. Cần phải tỏ lòng chí thành, đời
sau kế nối đời trước làm rạng rỡ cho tổ tông. Người xưa có thơ ca răn dạy, nói
việc anh em trong nhà chém giết lẫn nhau, bánh xe trước đổ là điều răn dạy kẻ
sau vậy. Cần phải khắc cốt ghi xương nhớ lấy những lời lẽ vĩnh hằng của trời
đất, những điều nghị luận chung của xưa nay, trăm mối ngàn đầu đều được thấy
bắt đầu từ đây, không có gì lớn hơn thế cả, do vậy làm ra phả ký, khuyên bảo
con cháu nhớ đến công đức của tổ tiên, biết được rằng, trước sau vẫn như một dù
là qua hàng vạn năm.