Họ Trần là một trong những họ xuất hiện sớm nhất của làng Hoàng Xá. Căn cứ
vào đôi câu đối do Trần Hữu Vinh - Thập Lý Hầu viết vào khoảng những năm 1820-1840:
" Đông A duyên phả hệ, vạn đại vân nhưng"; "Nam hướng sủng môn
đình, ức niềm hương hỏa". Thì Họ Trần ở làng Hoàng Xá có thể có mối
liên hệ với Triều Trần 1225-1400. Trần Thủ Độ - người khởi dựng sự nghiệp nhà
Trần sinh năm 1194 ở làng Lưu Xá, Hưng Hà, Thái Bình. Vậy thì, Trần tộc ở Lưu
Xá và Trần tộc ở Hoàng Xá có gì liên hệ với nhau? Đây là câu hỏi của nhiều thế
hệ Trần tộc làng Hoàng Xá, Vân Đình, Ứng Hòa. Chúng ta hy vọng trong tương lai
gần, con cháu Trần tộc làng Hoàng Xá sẽ trả lời được câu hỏi đã trăn trở qua
nhiều thế hệ.
Cụ Thuỷ tổ Trần Phúc Nhân đến lập ấp tại Thôn Hoàng Xá, Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Nội vào khoảng năm 1650. Cụ Thứ tổ Trần Phúc Lương là con trai duy nhất của cụ Thủy tổ Trần Phúc Nhân sinh được hai con trai là cụ Trần Phúc Thịnh và cụ Trần Phúc Độ. Đến đời thứ ba họ Trần được phân làm hai chi: Chi GÍAP và Chi ẤT và có hai nhà thờ.
Cụ Thuỷ tổ Trần Phúc Nhân đến lập ấp tại Thôn Hoàng Xá, Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Nội vào khoảng năm 1650. Cụ Thứ tổ Trần Phúc Lương là con trai duy nhất của cụ Thủy tổ Trần Phúc Nhân sinh được hai con trai là cụ Trần Phúc Thịnh và cụ Trần Phúc Độ. Đến đời thứ ba họ Trần được phân làm hai chi: Chi GÍAP và Chi ẤT và có hai nhà thờ.
Nhà thờ họ
còn gọi là nhà thờ Chi Giáp (Chi Trần Trên) thờ cụ thờ cụ Thuỷ
tổ Trần Phúc Nhân (ngày giỗ 13/8), cụ Thứ tổ Prần Phúc Lương và các cụ thừa kế
Chi Giáp Trần Phúc Thịnh. Cụ Trần Phúc Thịnh là con trai trưởng của cụ Thứ tổ
Trần Phúc Lương. Trưởng chi Giáp đời 13 cũng là trưởng họ Trần là cụ Trần Quang
Sắc. Cụ Sắc có con trai
Trần Quang Khải là liệt sĩ. Sau khi Cụ bà Trần Quang Sắc qua đời, họ lập ông
Trần Quang Điển (đời thứ 14) con trai
trưởng của cụ Trần Quang Tố (con thứ) làm trưởng họ. Từ năm 2000 đến năm 2015, nhà thờ họ Trần
tạm thời tại nhà ông Trần Quang Điển. Tháng 10/2014, họ ta khởi công làm nhà thờ họ trên mảnh đất do con cháu chi Ất cung tiến. Tháng 9/2015, nhà thờ họ to, đẹp, đàng hoàng đã được khánh thành với niềm vui sướng, hạnh phúc của toản thể con cháu, nội ngoại trong họ. Năm 2016 sau khi ông Trần Quang Điển - Trưởng họ qua đời, con trai trưởng là Trần Quang Tuân kế thừa Trưởng họ.
Nhà thờ Chi
Ất (Chi Trần dưới) thờ cụ Trần Phúc Độ (ngày giỗ 09/3) và các vị thừa kế
Chi Ất tại nhà thờ tại nhà ông Cả Dụng. Cụ Trần Phúc Độ là con trai thứ của cụ
Thứ tổ Trần Phúc Lương. Trưởng Chi Ất là ông Trần Hữu Dụng đời thứ 14. Khi ông
Dụng mất, con trai cả là Trần Hữu Du (đời 15) hiện nay đang là Trưởng Chi.
Sang đời thứ
5 Chi Ất phân làm 2 phân chi: Phân chi Trưởng Ất do cụ Trần Thuần Chất thừa kế;
Phân chi Tiểu Ất do cụ Trần Phúc Ân thừa kế.
Phân chi
Tiểu Ất lại được phân làm ba ngành:
-
Ngành trưởng
Phúc Chính – Ôn Chất (con trưởng cụ Phúc Chính) do Trần Hữu Tiến
(đời 15) con trưởng ông Trần Hữu Tân thờ.
-
Ngành thứ
Phúc Chính – Ôn Từ (con thứ cụ Phúc Chính) do Cụ Trần Hữu Hợp (đời 13) thờ.
-
Ngành Đức
Nghiệp (con thứ cụ Phúc Ân) do ông Trần Hữu Kiểm (đời 14) con trưởng của cụ
Trần Hữu Cần thờ.
Theo các
chứng thư, di khảo còn được lưu giữ, thì vào khoảng năm 1650 dương lịch, cụ
Trần Phúc Nhân đến định cư ở làng ta. Làng ta trước gọi là làng Hoàng Xá, thuộc
Tổng Phương Đình, Phủ Ứng Hoà, tỉnh Hà Đông, thường gọi là khu Vân Đình. Huyện
Ứng Hòa nguyên là phủ Ứng Thiên đời nhà Lê thuộc trấn Sơn Nam. Năm Gia Long thứ
13 (năm 1814) phủ Ứng Thiên đổi tên là phủ Ứng Hòa. Năm Minh Mạng thứ 12 (năm
1831), khi tỉnh Hà Nội được thành lập, Ứng Hòa là một trong bốn phủ của tỉnh Hà
Nội. Phủ Ứng Hòa gồm các huyện Sơn Minh sau đổi thành Sơn Lãng, Chương Đức (sau
đổi thành Chương Mỹ), Thanh Oai và Hoài An. Năm 1888, khi tỉnh Hà Đông được
thành lập, phủ Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Đông. Năm 1891, thành lập phủ Mỹ Đức thuộc
tỉnh Hà Đông, bao gồm huyện Yên Đức, Chương Mỹ và Sơn Lãng. Sau Cách mạng tháng
Tám, huyện Sơn Lãng đổi tên là huyện Ứng Hòa, huyện Yên Đức đổi tên là huyện Mỹ
Đức. Ngày 21/4/1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của ủy ban
Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông. Ngày
27/12/1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 5 thông qua Nghị quyết hợp nhất hai
tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện Ứng Hòa thuộc
tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ chín Quốc hội khóa 8 thông qua
Nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Theo đó,
huyện Ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 23/9/2003, Chính phủ ra Nghị định số
107/2003/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị trấn Vân Đình thuộc
huyện Ứng Hòa. Theo đó, làng Hoàng Xá thuộc thị trấn Vân Đình. Từ ngày
1/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ
họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29/5/2008. Theo đó, Hoàng Xá, Vân Đình, Ứng
Hòa thuộc Hà Nội.
Trên 350 năm qua, nhiều triều đại đã đổi thay, biết bao biến động, thăng
trầm của xã hội Việt Nam, Họ Trần Hoàng Xá đã phát triển và có nhiều đóng
góp vào sự nghiệp chung của làng xã, quê hương, đất nước. Từ Cụ Thuỷ tổ
Trần Phúc Nhân tới con cháu ngày nay đã có tới 17 đời với tổng số thành
viên, con cháu tới trên một nghìn người.
Con cháu họ Trần Hoàng Xá luôn nhớ tới công đức các bậc tiên tổ, tiếp thu và nối tiếp được truyền thống của dòng họ, sống đạo đức, thẳng thắn, trung thực, hiếu học, biết ơn ông bà, tổ tiên, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, dòng họ, quê hương và Tổ quốc.
Ngày giỗ tổ: 13/8
Con cháu họ Trần Hoàng Xá luôn nhớ tới công đức các bậc tiên tổ, tiếp thu và nối tiếp được truyền thống của dòng họ, sống đạo đức, thẳng thắn, trung thực, hiếu học, biết ơn ông bà, tổ tiên, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, dòng họ, quê hương và Tổ quốc.
Ngày giỗ tổ: 13/8