Người
dịch: Giáo sư Phan Văn Các
Nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm
Sơ đồ không hết ý Dùng lời nói rõ thêm
Nhớ thủa Đông A xưa Cũng là một vọng tộc.
Lời ghi chép giản đơn Tên gọi vẫn ngát thơm,
Từ khi có Vân Đình truyền
lại có họ Trần,
Gặp vận hội tốt lành đã một thời phồn thịnh.
Có thuần phong hoà muc có
cảnh tượng thái hoà.
Kìa chú bác anh cha cùng
anh em con cháu.
Đất vua, dân của vua sức Đế phép của Đế.
Vốn tự nhiên trời phú Cổ phong thật hồn nhiên.
Sân với nhà hiếu hữu móng nền là nhân nghĩa
Triệu bồi và tích luỹ Cho tươi tốt phồn vinh
Từ một gốc một rễ Sinh
ngàn lá ngàn cành
Đời này, thời này đây Tiếng tốt, lại đức lành.
Năm này sang năm khác Vật
đổi lại sao dời,
Phong hội lên rồi xuống Khí
thế thịnh lại suy,
Ngọc bích có tỳ vết Gỗ
tốt có chút mục
Nghe rằng năm Vĩnh Hựu chẳng
được như lòng xưa
Tình cốt nhục thân thương mà
coi như thù địch.
Nên nhà cửa cách chia có
tẩm đường riêng biệt.(5)
Rốt cuộc phong thanh ấy Tâm
sự là như thế
Mà từ nay về sau Cũng nhờ vua nhờ trời
Dưới niên hiệu Thiệu Trị Tề
tựu ở nhà thờ (6)
Nhớ ân trạch thời xưa bàn sửa sai ngày trước
Cùng một ý phụng thờ Hai
nhà nên hợp tế (7)
Thi hành chưa được mấy Đã
nhanh chóng bị dừng
Than thở ôi! Lòng người Như
thế, như thế đấy!
Hỡi ôi, ý của trời Chưa cho, chưa đồng ý.
Gạo giã và vải may Phải
dám làm biết hối
Nước nguồn, mà cây cội Phải
biết nghĩ cho sâu.
Nhật nguyệt ở nơi đâu Tâm lý cùng cảm xúc.
Mãi đến thời Tự Đức Lại họp tại bản đường (8)
Nghĩ xưa mà xót nay Hồi tâm mà hướng Đạo
Thăm cành mà ngắt cây ngược
dòng mà tìm nguồn
Xuân thu năm gần đây Lập
thành ra điều lệ. (9)
Sắm sanh vài lễ phần Sang lạy trước nhà thờ (10)
Nhớ xưa, lo giữ cuối Đền gốc trở lại nguồn
Người ta gốc ở Tổ Lễ thì cốt phải tôn
Như nước kí có nguồn Như
cây kí có gốc
Khuyên cháu con gắng sức Ngước
trông tiền nhân ta.
Công đức thật bao la Tinh thần nên hội tụ.
Vẫn nguyên vẹn như xưa Đầy
đủ lử điển hình,
Trăm đời không dời đổi Vạn
đại như nhìn thấy.
Mừng vui mà rạng trước Kế
chí mà thuật sự
Được chí thành tận thiện cùng
một lòng tôn kính.
Từng có thơ nấu đậu (1) Lại
có vịnh môn tường (2)
Thấy xe đổ phải răn (3) Không
quên khắc vào xương.
Lẽ hằng trong trời đất Nghĩa thông suốt cổ kim
Đứng đầu trăm đức hạnh Cội
nguồn vạn điều lành (4)
Đều bắt đầu ở đây Không
gì lớn hơn thế!
Vạch ra trong gia phả Để khuyên nhủ cháu con
Xét cho rõ cội nguồn Mà biết điều sau trước,
Trăm ngàn ngày như một, Cho
mãi đến muôn năm.
Chú
thích của người dịch:
( 1) Thơ nấu đậu: Nguỵ Văn đế Tào Phi ra lệnh cho
em ruột là Đông A Vương Tào Thực trong thời gian bảy bước chân phải làm xong
một bài thơ (Vì thế cũng gọi là Thất bộ thi – thơ bảy bước), nếu không sẽ trị
tội.
Tào
Thực có thơ: Chử đậu nhiên đậu ki
Đậu tại phủ
trung khấp
“Bản thị
đồng căn sinh
Tương tiên
hà thái cấp?”
Nghĩa
là: Đốt cành đậu luộc
đậu
Đậu trong
nồi than khóc,
“Sinh ra từ
một gốc
Sao
đốt nhau dữ thế?”
Điều
này thường dùng để nói cảnh anh em bất hoà và khuyên nên nhớ đến tình nghĩa
cùng một cội nguồn.
( 2) Thơ “môn tường” lấy chữ ở sách Luân ngữ nói
về công ơn thày dậy.
( 3)
“Thấy
xe đổ phải răn” lấy chữ trong Hàn thi ngoại truyền rằng “Tiên xa phúc, hậu xa
giới” nghĩa là “Xe trước đổ, xe sau phải lo tránh”, để nói phải rút kinh nghiệm
để khỏi phải sai lầm mà người đi trước đã mắc.
( 4) Sách xưa nói chữ hiếu đứng đầu bách hạnh, là
khởi nguồn của muôn điều thiện. Đây dùng để nhắc nhở con cháu về đạo hiếu.
5) Tiền nhân ta truyền lại rằng: Tổ Phúc Độ nhà ta, tiên tổ phụ huynh nguyên ở nhà thờ Trần Quang Mạch, Anh em bất hoà, nên lập riêng nhà thờ, thờ cúng, phụng sự riêng.
6) Nhà thờ do Trần Hữu Quyền phụng tự.
7) Hai nhà thờ do Trần Mạch và Trần Quyền phụng sự.
8) Bốn năm năm, nhà thờ Trần Hữu Quyền phụng sự.
9) Cứ đến ngày giỗ, biện lễ vật phỏng tiền một quan, Ngoài ra còn có việc hỉ, việc mừng, thì biện lễ mừng khoảng trên dưới ba quan.
10) Nhà thờ Trần Quang Mạch phụng sự.
5) Tiền nhân ta truyền lại rằng: Tổ Phúc Độ nhà ta, tiên tổ phụ huynh nguyên ở nhà thờ Trần Quang Mạch, Anh em bất hoà, nên lập riêng nhà thờ, thờ cúng, phụng sự riêng.
6) Nhà thờ do Trần Hữu Quyền phụng tự.
7) Hai nhà thờ do Trần Mạch và Trần Quyền phụng sự.
8) Bốn năm năm, nhà thờ Trần Hữu Quyền phụng sự.
9) Cứ đến ngày giỗ, biện lễ vật phỏng tiền một quan, Ngoài ra còn có việc hỉ, việc mừng, thì biện lễ mừng khoảng trên dưới ba quan.
10) Nhà thờ Trần Quang Mạch phụng sự.